Ẩm thực Phú Thọ mang nét đơn giản, bình dị trong từng món ăn

Tỉnh Phú Thọ – được người dân Việt Nam biết đến với đền thờ các Vua Hùng. Phú Thọ còn được gọi với cái tên vùng đất Tổ. Trải qua chiều dài của lịch sử từ thời các vua Hùng dựng nước, Phú Thọ đang không ngừng phát triển kinh tế. Ngành du lịch nơi đây cũng rất phát triển, mỗi năm đón nhiều lượt du khách tới tham quan. Nền ẩm thực của Phú Thọ cũng rất đa dạng phong phú. Nơi đây có các món ăn đặc trưng mà không nơi đâu có được. Trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, vua Hùng kén rể với gà chín cựa, ta nghĩ rằng chỉ có trong truyền thuyết. Nhưng tại một huyện của tỉnh Phú Thọ vẫn còn nuôi những con gà chín cựa này.

Ẩm thực Phú Thọ mang nét bình dị

Gà chín cựa chỉ dùng trong những buổi lễ quan trọng trong năm, nên chúng không được phổ biến. Trong nền ẩm thực Phú Thọ có những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, gần gũi với cuộc sống người dân. Các món ăn bình dân như rau sắn, rêu rất bình dị nhưng nếu thưởng thức ở Phú Thọ nó lại mang hơi thở, hương vị hoàn toàn khác. Một số món ăn không chỉ nổi tiếng tại Phú Thọ, còn được rất nhiều du khách ưa thích. Đến Phú Thọ du khách nhất định phải thưởng thức các món như bánh tai, trám kho cá,… Nếu không gần như bạn chưa đặt chân tới vùng đất Tổ.

Ẩm thực Phú Thọ mang sự độc đáo
Ẩm thực Phú Thọ mang sự độc đáo

Đến với vùng đất thiêng Phú Thọ vào bất cứ thời điểm nào bạn cũng được thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng của vùng đất Tổ. Đó cũng chính là lí do vì sao du khách dù có đi đâu cũng nhớ về mảnh đất này.

Tổng hợp những món ăn ngon trong nền ẩm thực Phú Thọ

Bánh tai

Bánh tai là đặc sản hầu như ở vùng quê Phú Thọ nào cũng có đặc biệt là thị xã Phú Thọ. Sở dĩ gọi là bánh tai vì hình dáng của chiếc bánh giống như tai. Nguyên liệu và cách chế biến món ăn này vô cùng đơn giản chỉ cần bột gạo tẻ, nhân thịt heo, gia vị là có món bánh tai ngon miệng

Thịt chua

Thịt chua là món đặc sản của người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Sở dĩ món ăn này ngon là do nguyên liệu chế biến là thịt lợn lửng của người Mường. Lợn được nuôi chăn thả tự nhiên nên thịt thơm và vô cùng ngon miệng. Các nguyên liệu sẽ được chế biến, cuốn trong lá chuối. Chúng kết hợp cũng nhiều nguyên liệu đặc trưng của người Mường.

Cơm nắm lá cọ

Cơm nắm lá cọ - món ăn bình dị của người dân Phú Thọ
Cơm nắm lá cọ – món ăn bình dị của người dân Phú Thọ

Cơm nắm lá cọ nổi tiếng nhất là ở vùng Phù Ninh. Ngoài nón lá cọ, mành cọ thì Phù Ninh còn nổi tiếng với cơm nắm lá cọ. Đây là món ăn đậm bản sắc dân gian, cách chế biến cũng vô cùng đơn giản. Cơm được nấu chín dùng khăn ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm cho nắm cơm chắc lại, sau đó trải lá cọ đã được rửa sạch lăn qua lăn lại lần nữa. Cơm nắm ăn với muối vừng thì cực kỳ ngon.

Tằm cọ

Tằm cọ là món ăn mang đậm hương vị núi rừng Phú Thọ. Những con tằm được lấy từ cây cọ, được nướng trên than hoa là cây cọ già đốt thành than. Khi nướng xong mùi thơm bốc lên ngây ngất khiến ai ăn một lần đều nhớ mãi.

Trám om kho cá

Trám kho cá là món ăn ngon của Phú Thọ, trám kho với cá vị chua của trám ngấm vào cá, chất đạm của cá ngấm vào trám làm giảm vị chua, vị chát của trám, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi. Cơm gạo tẻ nấu vừa chín tới ăn với cá kho rất ngon, không hề ngán.

Rau sắn

Canh rau sắn là một món ăn thơm ngon, bình dị
Canh rau sắn là một món ăn thơm ngon, bình dị

Món ăn này được làm từ cây sắn. Rau rắn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: rau sắn luộc, nộm rau sắn. Lá sắn muối kho tép là món ăn ngon đặc biệt được ăn một lần là nhớ mãi. Bên cạnh đó rau sắn còn chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Rau sắn chỉ nấu được khi đã có vị chua, rau sắn tươi không nấu được ngay.

Cọ ỏm

Cọ ỏm là thức quà nhiều người muốn thử khi đi có dịp đến Phú Thọ. Chỉ cần một nồi nước liu riu thả quả ỏm vào đun khoảng 5-10 phút, nhắc xuống đổ ỏm ra đĩa để nguội là có thể ăn. Đây là món ăn được rất nhiều du khách thích thú. Món ăn mang những nét bình dị, đơn giản nhưng vô cùng độc đáo của vùng đất Phú Thọ.

Rêu

Món rêu ở Phú Thọ cũng là món ăn đặc biệt hấp dẫn du khách, rêu được lấy ở những bờ suối đem về rửa sạch vắt khô nước sau đó mới đem chế biến. Rêu được trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem bọc trong lá đu đủ và nướng trên than hồng, khi rêu chín có mùi thơm đặc trưng, ăn bùi và ngon.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *