Bật mí những đặc trưng tạo nên sự khác biệt của văn hóa ẩm thực Việt

Ẩm thực Việt ngày càng phát triển, có tầm ảnh hưởng và lan rộng đến nhiều nước trong khu vực và trên toàn cầu. Sở dĩ mà nó phổ biến như vậy bởi vì có những đặc trưng nhất định thể hiện nét đẹp của nền văn hóa ẩm thực Việt. Từ các đặc điểm về sự đa dạng và phong phú của món ăn đến sự đặc biệt trong cách thưởng thức hay sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, tất cả đều tạo nên đặc trưng riêng không lẫn với bất cứ nước nào trên Thế giới, tham khảo bài viết để tìm hiểu ngay thôi nào!

Ẩm thực Việt phát triển và dần khẳng định được chỗ đứng của mình

Trong văn hóa Việt Nam, có lẽ ẩm thực là một trong số những mảng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo nhất. Dù trải qua bao chặng đường lịch sử nhưng vẫn giữ và tạo được những nét riêng biệt. Nhờ những nét đặc trưng khác biệt cùng những giá trị dinh dưỡng, hương vị. Đặc biệt ẩm thực Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền ẩm thực thế giới. Nổi bật với nhiều món ăn, liên tục xếp hạng ở vị trí cao trong các xếp hạng bình chọn uy tín.

Ẩm thực Việt phát triển và dần khẳng định được chỗ đứng của mình

Văn hóa ẩm thực Việt Nam sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua. Trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,…

Ẩm thực Việt Nam vẫn chú trọng ăn ngon, tuy đôi khi không đặt mục tiêu đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực Việt Nam, ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa. Cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản. Hoặc những món thịt, phomai béo ngậy như ở phương Tây. Mà ẩm thực Việt thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon đậm đà. Hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị. Ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật.

Một số đặc trưng tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Nhiều món ngon đa dạng tùy thuộc vào từng vùng miền

Là nước nông nghiệp thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam rõ rệt. Chính các đặc điểm về địa lý, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng khác nhau. Mỗi nơi lại có những nét văn hóa ẩm thực và khẩu vị thể hiện các món ăn từ tên gọi, nguyên vật liệu, cách chế biến, màu sắc… Hay cách thưởng thức, bày biện tạo cũng tạo nên sự phong phú. Chính sự khác biệt về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị, bày trí đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. 

Ít mỡ và sử dụng nhiều gia vị để chế biến

Không dùng dầu mỡ nhiều, không sử dụng những nguyên liệu quý hiếm như vi cá, bào ngư hay chuột bao tử. Các món ăn gần gũi với thiên nhiên, giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Do dùng nguyên liệu chủ yếu là rau, củ, quả nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt.

Ẩm thực Việt sử dụng nhiều gia vị trong các món ăn
Ẩm thực Việt sử dụng nhiều gia vị trong các món ăn

Cách pha trộn nguyên liệu, gia vị để không quá cay – nóng, quá ngọt hay quá béo. Các gia vị để chế biến món ăn rất phong phú. Nhiều loại mắm – nước mắm, các loại hạt nêm, bột ngọt, đường… được sử dụng thường xuyên trong các món ăn tạo nên nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi, béo… Các loại gia vị thực vật như tỏi, sả, riềng, gừng… làm món ăn thêm đặc biệt hơn. Chúng ta có hàng loạt thể loại khác nhau như hành, rau mùi, tía tô, thì là, kinh giới hay sản phẩm lên men với mẻ, dấm, bỗng rượu… Chúng được sử dụng đa dạng và kết hợp linh hoạt tạo ra hương vị rất vừa phải.

Chú trọng vào thuộc tính của các món ăn để phối hợp

Các gia vị, nguyên liệu, màu sắc, trình bày được sử dụng một cách tương sinh, cân bằng. Dựa theo nguyên lý âm dương ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, từng cặp yếu tố trong Ngũ hành kết hợp. Ví dụ như món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu ăn gây nóng phải được nấu cùng nguyên liệu tính làm mát để tạo sự cân bằng cho món ăn. Các món ăn kỵ nhau không nấu chung, không ăn cùng lúc. Bởì  không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe. Khi chế biến và thưởng thức món ăn, kết hợp một cách khéo léo các vị chua, cay, mặn, ngọt để đạt được sự hài hòa.

Dùng đũa khi ăn và quây quần với nhau khi dùng bữa

Thói quen dọn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc. Khác với cách ăn uống của người phương Tây là phục vụ theo từng món ăn riêng biệt lần lượt. Dùng đũa khi ăn, đây là một trong những nét đặc trưng thú vị, độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt và một số nước châu Á. Đũa không chỉ là một dụng cụ trên bàn ăn. Văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Hiếu khách và thường có thói quen mời khách ăn cơm cùng gia đình. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác.

Dùng đũa khi ăn và quây quần với nhau khi dùng bữa
Người Việt thường dùng đũa khi ăn và quây quần với nhau khi dùng bữa

Tính cộng đồng được thể hiện ở việc cùng ngồi quây quần trên chiếu, xung quanh mâm cơm. Cùng chấm một chén nước mắm, ăn chung tô canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng một nồi cơm… Tình cảm cộng đồng cũng thể hiện rõ nét trong cách dùng chén, đũa, nồi và mâm.

Dù không mang những yếu tố hào nhoáng, sang trọng hoặc quá độc đáo kì thú. Nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn được đánh giá cao nhờ vị ngon từ những điều giản dị. Ẩn chứa trong mình những giá trị triết học sâu sắc mang đậm tinh thần Á Châu. Đặc biệt món ăn Việt ngày nay vẫn luôn là lựa chọn thích hợp nhất cho chúng ta. Với tính cách ngàn đời vẫn luôn quý trọng cái sự cân bằng, bình dị giữa con người và thiên nhiên.

Xem thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Văn hóa Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8 + 1 =