Cắt củ sen chưa đến 5 phút đã bị thâm đen? Đó là do bạn chưa biết bí kíp sơ chế củ sen “xịn sò” này

Rất nhiều người mê mẩn củ sen bởi cảm giác giòn giòn khi cắn, vị ngọt thanh mát, ăn nhiều không ngán, giải nhiệt tốt và chế biến được nhiều món thơm ngon, hấp dẫn. Dù bạn đem củ sen đi xào, hấp, trộn gỏi, ngâm chua ngọt, làm nhân hay nhồi thịt thì chúng đều có sức hút riêng. Tuy nhiên, một vấn đề khá đau đầu là củ sen rất dễ đen trong bước cắt thái (sơ chế) khiến những ai còn ít kinh nghiệm vào bếp rất lúng túng khi xử lý. Mặc dù không ảnh hưởng đến hương vị, các chất dinh dưỡng như lại kém ngon mắt hẳn. Do đó, hãy áp dụng các cách sau để củ sen trắng đẹp như ý.

Ngâm củ sen trong nước sạch

Ngâm củ sen ngay sau khi cắt là một trong những cách sơ chế chuẩn nhất
Ngâm củ sen ngay sau khi cắt là một trong những cách sơ chế chuẩn nhất

Lý do khiến củ sen bị chuyển sang màu đen sau khi bỏ vỏ và thái đó là do củ sen đã tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa tạo ra sắc tố melanin, khiến bị thâm đen. Việc cho củ sen vào bát nước sạch ngay sau khi thái giúp củ sen cách ly với không khí, tránh bị oxy hóa tạm thời.

Trước tiên, củ sen cắt bỏ hai đầu, rồi gọt vỏ bằng dao. Cắt củ sen thành các lát vừa ăn. Sau đó, ngay lập tức cho củ sen vào một bát nước sạch. Thêm một thìa giấm trắng, cùng một thìa muối tinh vào, để sang một bên. Sở dĩ, phải ngâm củ sen trong bát nước có thêm giấm và muối để ngăn chặn củ sen tiếp xúc với oxy trong không khí. Nếu để nó tiếp xúc với không khí lâu sẽ bị oxy hóa và bị chuyển sang màu thâm đen.

Do đó, chúng ta cần nhớ rằng, dù củ sen được chế biến thành món gì thì trước tiên phải ngâm nó trong nước sạch kèm 1 thìa muối và 1 thìa giấm. Có như vậy củ sen luôn trắng và giòn. Tiếp theo, cho củ sen vào nồi nước sôi chần qua sau đó vớt ngay ra. Ngâm trong bát nước lạnh sẽ khiến củ sen giòn và tươi ngon hơn

Ngâm củ sen trong dầu và nước vo gạo

Có thể ngâm củ sen trong nước vo gạo
Có thể ngâm củ sen trong nước vo gạo để củ sen trắng và sạch hơn

Đầu bếp còn mách thêm, sau khi chần bạn có thể thêm dầu mè hoặc dầu ăn bình thường vào củ sen để giúp nó cách ly. Cuối cùng củ sen không bị thâm nữa. Tuy nhiên cách này hợp với củ sen để xào, với củ sen dùng để làm gỏi, salad… Các món ăn sống thì không cần thiết. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Nhiều chị em còn mách, có thể ngâm củ sen trong nước vo gạo. Tinh bột của nước vo gạo có thể hấp thụ chất bẩn, nhựa và bùn đất có trong củ sen khiến nó sạch và trắng hơn. 

Phân biệt các loại củ sen để chọn đúng nguyên liệu cho món ăn

Củ sen được chia làm 2 loại, loại 7 lỗ và 9 lỗ. Đều là củ sen nhưng hương vị của hai loại này có chút khác biệt. Chúng thích hợp để nấu thành các món ăn khác nhau. Do đó, nếu chọn củ sen không phù hợp để nấu một món ăn nào đó thì món ấy sẽ không ngon.

Nếu bạn thường sử dụng củ sen để chế biến, bạn sẽ biết củ sen có thể được làm thành các món như nấu canh xương hầm, salad, nộm, chiên giòn… Hương vị mỗi món ăn sẽ phù hợp với một loại củ sen. Chẳng hạn, với món củ sen hầm xương, củ sen này sẽ thường có vị bột hơn. Còn nếu là món xào hoặc làm salad hay nộm, thì củ sen cần giòn hơn. 

Với củ sen có 7 lỗ, bề mặt của bên ngoài chúng trông rất thô, ngắn vào mình dày, to, rất dễ phân biệt. Sen 7 lỗ thường mềm hơn so với củ 9 lỗ. Do đó nó hợp để nấu các món các món hầm, súp. Còn củ sen 9 lỗ có hình dáng bên ngoài mỏng và dài hơn. Củ sen 9 lỗ thích hợp để làm các món salad lạnh, chiên giòn, muối chua, xào… Vì bản thân chúng khá giòn. 

Vì vậy, trong lần tới, khi chọn củ sen để nấu ăn, bạn nên chọn chúng sao cho phù hợp với mục đích nấu ăn của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

9 + 1 =