Cháo cá diếc có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh

Thịt cá diếc rất mềm ngon, giàu chất dinh dưỡng và thường được chế biến thành các món ăn mang hương vị đậm đà, hấp dẫn. Hôm nay hãy để wcolditz.com chia sẻ với bạn cách làm cháo cá diếc lạ miệng, thơm ngon. Cháo cá diếc được xem là một trong những bài thuốc quý giúp điều trị rất nhiều bệnh khác nhau, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp tăng đề kháng. Cháo cá diếc cũng có rất nhiều cách nấu khác nhau và mang đến những hương vị và công dụng khác nhau trong việc hỗ trợ, điều trị bệnh ở người.

Cháo cá diếc được xem là bài thuốc quý

Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau.

Cá diếc còn gọi là tức ngư, tên khoa học Carassus auratus L. có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Thịt cá chứa nhiều dinh dưỡng; protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, và nhiều khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như B1, axit nicotinic…

Do đó, Đông y cho rằng, cá diếc có tác dụng ôn trung bổ hư, kiện tì, lợi tiểu…, được dùng cho những người bệnh lâu ngày; cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu; khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó…

Cháo cá diếc
Cháo cá diếc được xem là bài thuốc quý dân gian

Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho những người có các triệu chứng như; mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự; thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy; có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.

Với rất nhiều công dụng khác nhau, cháo cá diếc được nhiều người ưu tiên sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. Vừa thơm ngon vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe gia đình. Bạn có thể tham khảo các món cháo cá diếc sau đây để thử cho mình và gia đình nhé!

Các cách nấu cháo cá diếc bổ dưỡng

Cháo cá diếc nấu với bạch truật

Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g. Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng; sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ hòa vị, cầm nôn, tránh mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.

Cho cá vào nồi luộc chín với chút muối ăn. Đợi cá chín rồi thì bạn vớt cá ra lọc lấy thịt (bạn nhớ lọc hết phần xương dăm nhỏ nhé); phần xương và đầu cho vào nồi ninh lấy nước nấu cháo.

Cá diếc là một thực phẩm rất là tốt và có thể trị được rất nhiều bệnh nữa đấy. Cách cá diếc nấu ngải cứu là món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt; bạn có thể nấu món này cho gia đình ăn thường xuyên.

Các cách nấu cháo cá diếc bổ dưỡng
Các cách nấu cháo cá diếc bổ dưỡng, đơn giản tại nhà

Cháo cá diếc nấu với sa nhân

Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch; cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.

Cháo cá diếc nấu với lá tía tô

Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát. Cách chế biến: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Cá diếc đánh vẩy, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được; chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Tác dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy trướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt…

Món cá diếc nấu tía tô thơm phức hấp dẫn giúp ngon miệng trong bữa ăn gia đình. Đây không chỉ đơn giản là món ăn ngon mà còn là một bài thuốc giúp cho con người có tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng mệt mỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *