Theo quan niệm của dân tộc Việt Nam thì chè là một trong những món ăn thể hiện sự no đủ, ngọt ngào. Hầu như món ăn này đều được xuất hiện trong các đám lễ hoặc ngày Tết. Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng hương vị của nó vô cùng thơm ngon và làm say đắm thực khách 3 miền Việt Nam. Mỗi vùng miền cũng sẽ có hương vị chè khác nhau và mang đậm nét độc đáo riêng. Nhưng chung quy lại, món chè vẫn phảng phất chung sự tinh túy trong nét hồn văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Chè – Món ăn cổ truyền của 3 miền Việt Nam
Ngày nhỏ, lũ trẻ con chúng tôi thường truyền tai nhau câu: “Cu kêu ba tiếng cu kêu/Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè”. Nếu ai muốn được ăn chè thì phải chờ tới Tết. Vì chỉ tới Tết mọi nhà mới nấu chè. Một phần cũng vì đời sống còn khó khăn nên không phải lúc nào muốn ăn cũng được. Tết Thanh minh thì ăn chè xôi nước (chè trôi nước). Tết Đoan Ngọ thì ăn chè đậu đen, đậu đỏ. Tết Nguyên đán chì được ăn chè con ong, chè bà cốt…
Chẳng ai biết chè có từ khi nào, nguồn gốc từ đâu, do ai đặt tên. Nhưng từ xa xưa những món chè đã được mọi người biết đến ở khắp mọi nơi. và nó có cả trong những câu ca dao xưa mộc mạc giản dị. Chè cũng xuất hiện một cách tự nhiên và bình dị: “Mặc dù cha đánh mẹ đe/Em đây chẳng bỏ bát chè ngọt ngon”. Hay “Ăn trầu thì phải có vôi/Cúng rằm thì phải có xôi có chè”.
Những món ăn theo thời gian. Nó vẫn còn đọng lại trong tâm thức của mỗi người, trong đó có món chè. Ngày nay, chè đã trở nên phổ biến. Nó là một nét văn hóa của người Việt. Ở bất kỳ đâu và bất kì thời điểm nào, nếu muốn chúng ta có thể thưởng thức những món chè ngon ngọt, đa dạng, phong phú và hợp với khẩu vị của mình.
Những món chè phổ biến hiện nay tại 3 miền Việt Nam
Tên “chè” thường ghép với các nguyên liệu để tạo nên tên một thứ chè. Từ đó, ta có vô số các loại chè, như chè bắp, chè bông lau, chè bột báng, chè bột năng, chè bột lọc, chè bột khoai, chè củ năng, chè củ mài, chè củ từ, chè củ súng, chè vừng, chè kê, chè mè đen, chè đậu đãi, chè đậu phộng (chè lạc), chè chuối. Bên cạnh đó. Chè còn có những thành phần mặn hòa với chất ngọt. Nó tạo nên các loại như chè lạp xưởng, chè thịt quay, chè trứng đỏ, chè trứng trắng, chè trứng cút, chè bột lọc thịt quay, …
Cái tên chè cũng đa dạng như chính thành phần của nó. Có những cái tên được nhắc tới như một món chè dân gian. Như chè bà cốt (hay còn gọi là chè con ong), chè bà ba. Chè bà cốt được nấu với gạo nếp (nếp nấu thành cháo loãng). Mật hòa với gừng giã nhỏ lấy nước cốt. Nó được đổ vào cháo nấu thành chất sền sệt. Rồi ta múc vào từng chiếc bát nhỏ, ăn nóng hay nguội đều được.
Chè bà cốt được ăn vào mùa đông. Thường là trong những ngày tết Nguyên đán, người ta thường nấu chè bà cốt để cúng tổ tiên. Ngày nay, ở nhiều nơi vẫn còn giữ được phong tục này. Nhưng bên cạnh đó họ còn nấu nhiều loại chè khác để cái tết được sung túc và đủ đầy hơn.
Nguyên liệu nấu các món chè vô cùng phong phú
Nói về việc thưởng thức món chè, dân gian ta có câu “chè trên cháo dưới” để nói lên cái sành ăn uống của người xưa, vì chè phải ăn trên mặt mới ngọt (nhiều đường), cháo ăn dưới đáy có nhiều thịt cá mới ngon!
Ngày nay, chè đã không còn gì xa lạ trong đời sống mỗi người. Với những nguyên liệu, cách chế biến độc đáo, mỗi vùng miền lại có một thứ chè đặc trưng mang hương vị, giá trị dinh dưỡng và nét văn hóa ẩm thực riêng của nơi đó. Và khi thưởng thức những loại chè ấy, mỗi người sẽ có những cảm nhận thú vị riêng của mình.
Cách thưởng thức món chè ngon đúng điệu
Chè Việt Nam có nhiều loại khác nhau, có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh. Khác với món ăn mặn, phần nhiều các món chè truyền thống Việt Nam chế biến khá giản dị nhưng không kém phần tinh tế, đòi hỏi sự tì mỉ trong chọn lựa nguyên liệu, chế biến.
Chè Sài Gòn có đặc trưng đó là nước cốt dừa vừa thơm, vừa béo. Chè Hà Nội thì khéo léo phần chọn nguyên liệu và cách trang trí. Đặc biệt và nổi tiếng nhất phải kể đến chè Huế: Có những loại chè thanh tao, sang trọng của chốn cung đình xưa như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu… Cũng có cả những thứ chè rất bình dân như chè bắp, chè đậu ván, chè môn, chè khoai mài… Nếu muốn thưởng thức hết hương vị Cố đô thì chỉ nếm chè, chắc bạn cũng phải ở Huế dài dài…
Mùa nóng ăn chè lạnh, vừa thưởng thức chè, vừa nhâm nhi những mẩu đá bào mát lim. Trời trở mưa, mọi người lại tụ hội đi ăn chè nóng.
Xem thêm nhiều tin văn hóa ẩm thực Việt Nam cùng wcolditz bạn nhé!