Đậm đà hương vị ẩm thực truyền thống của người dân tộc Mông

Mỗi dân tộc sinh sống trên mảnh đất hình chữ S luôn có những bản sắc văn hóa vô cùng riêng biệt. Một trong những dân tộc có nền văn hóa về đời sống, hương vị ẩm thực đặc sắc đó chính là dân tộc Mông. Ẩm thực của những đồng bào người Mông được chọn lựa từ những nguyên liệu tự nhiên do bàn tay con người làm ra. Những món ăn đặc sắc nhất của người Mông phải kể đến như thắng cố, mèn mén, rượu ngô…. Tất cả mang đến một màu sắc rất riêng trong văn hóa ẩm thực truyền thống của những con người nơi đây.

Mèn mén – Món ăn mang đậm hương vị ẩm thực bản sắc văn hóa người Mông

Hiện nay, lương thực của người Mông chủ yếu là bột ngô (mèn mén) hoặc cơm gạo. Trong đó mèn mén là món ăn phổ biến của người Mông. Mèn mén được làm từ hạt ngô chế biến khá cầu kỳ. Họ xay ngô thành bột nhỏ bằng cối xay đá rất nặng. Phải hai người khỏe xay khoảng một giờ đồng hồ mới đủ cả nhà 5 đến 6 người ăn cả ngày. Xay xong phải sàng, sảy cho sạch hết mày. Sau đó đổ bột ngô ra mẹt, tưới một ít nước lạnh và bột. Dùng tay trộn cho bột nhuyễn, có độ ẩm vừa phải. Sau đó cho bột vào chõ, bắc chõ lên chảo nước trên bếp lửa hồng để đun.

Mèn mén - Món ăn mang đậm hương vị ẩm thực bản sắc văn hóa người Mông
Mèn mén là món ăn mang đậm bản sắc văn hóa người Mông

Đun cách thủy như vậy cho đến khi hơi nước từ chảo bốc xuyên qua bột lên miệng. Chờ độ nửa tiếng thì đổ bột ngô đó ra mẹt. Ta tiếp tục vẩy nước lã vào bột ngô. Dùng tay trộn cho nước thấm đều và bột ngô tơi đều. Sau đó ta tiếp tục đồ lần thứ hai khoảng nửa tiếng cho bột ngô chín kỹ, có thể ăn được. Mỗi ngày mỗi gia đình đồ một chõ bột ngô để ăn cả ngày, do vậy chõ cần phải to. Công việc đồ xôi được tiến hành từ khi trời chưa sáng.

Thắng cố – Món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông

Cùng với món mèn mén, người Mông còn có món thắng cố nổi tiếng. Nghĩa đen của từ thắng cố là canh chảo. Cách chế biến món này là cho tất cả các loại thịt, xương, lòng,… của con ngựa. Nó được chặt thành miếng rồi đem nấu chung trong một chảo canh. Vào những dịp trang trọng như lễ cưới, ma chay hoặc trong các chợ phiên. Đồng bào Mông hay nấu thắng cố.

Nếu như ăn uống trong ngày thường là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no. Thì ở những phiên chợ đông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần một chảo thắng cố, một bình rưỡi rượu. Lần lượt từng người sẽ uống chung bát rượu và ăn chung một chảo canh. Đó là một hình ảnh đẹp về tính cộng đồng và bình đẳng của người Mông trong cách thức ăn uống.

>>> Xem thêm chuyên mục Văn hóa Việt Nam tại đây.

Rượu ngô Bản Phố là hương vị ẩm thực đặc trưng vùng tây bắc

Rượu ngô đã thành thức uống mang phong vị của núi rừng miền cao nguyên trắng. Nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố của đồng bào dân tộc Mông. Loại ngô làm rượu phải là ngô nếp, hạt màu vàng óng. Ngô được thu hoạch khi đã chín già trên cây, đem phơi nguyên bắp qua vài nắng rồi chất lên gác bếp để bảo quản và nấu rượu dần.

Rượu ngô Bản Phố được bày bán tại các chợ phiên
Rượu ngô Bản Phố được bày bán tại các chợ phiên

Hồn vị làm nên thức rượu ngô hảo hạng ở Bản Phố chính là loại men làm từ hạt hồng mi, một loại cây họ cỏ, cùng loại với kê, quả như bông lau, có hạt màu đen nhỏ li ti, được trồng xen lẫn trên nương ngô, nương lúa.

Người Mông lấy hạt hồng mi phơi khô cho vào cối đá nghiền nát, lọc lấy bột rồi đem nhào với nước, nặn thành bánh nhỏ, đặt trên rơm và phơi ở chỗ ít nắng đến khi những bánh men khô lại, chuyển qua màu trắng thì cất lên gác bếp dùng dần. Quy trình nấu rượu ngô của người dân Bản Phố khá kỳ công, theo cách nấu của bà con người Mông có từ nhiều đời nay. Thường 3 lít rượu đầu rất nặng và cũng thơm ngon nhất nên gia chủ sẽ giữ lại để uống và tiếp khách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

34 + = 41