Nét đẹp văn hóa ẩm thực trong từng món ăn mâm cỗ ngày Tết

Dịp Tết đến, Xuân về không chỉ có câu đối đỏ, hoa mai đào, mà còn có những món ăn mang đậm dấu ấn Việt như bánh chưng, dưa hành, thịt luộc… Mâm cơm ngày Tết đóng góp một phần quan trọng, đây chính là hình ảnh tinh hoa với nhiều món ăn đậm đà hương vị và ngập tràn sắc màu. Là nơi mà các thành viên trong gia đình ngồi lại quây quần bên nhau cùng thưởng thức những món ăn ngon và chia sẻ niềm vui sau 1 năm dài xa cách. Ở mỗi vùng miền, văn hóa ẩm thực trong từng món ăn mâm cỗ ngày Tết sẽ khác nhau nhưng đều sở hữu những nét đặc sắc riêng.

Bánh chưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết

Theo quan niệm dân gian, trời tròn, đất vuông. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Bên ngoài của bánh gói bằng lá dong. Bên trong là gạo nếp, đậu xanh, hành và thịt heo. Các gia đình Việt xưa thường tự gói bánh chưng mỗi độ xuân về. Những chiếc bánh không đơn thuần là món ăn dịp Tết. Mà nó còn mang giá trị truyền thống đáng trân quý. Bên bếp lửa hồng, bên nồi bánh chưng, cả gia đình kể cho nhau nghe những điều đã qua suốt một năm bộn bề

Bánh Chưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết
Bánh chưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, ta còn gì háo hức hơn được cùng gia đình gói bánh Chưng. Và ấm áp bên cạnh bếp lửa hồng để thức đêm luộc bánh. Bánh Chưng chính là loại bánh đặc biệt. Nó đã trở thành hình ảnh của ngày Tết cổ truyền dân tộc từ lâu. Không chỉ đơn thuần là loại bánh được làm từ gạo nếp thơm ngon. Nó được kết hợp từ việc lấy thịt lợn và đỗ xanh làm nhân. Nó được gói trong những tàu lá dong và đem luộc chín. Bánh Chưng còn mang ý nghĩa thiêng liêng và tinh thần dân tộc.

Bắt nguồn từ sự tích hoàng tử Lang Liêu làm bánh Chưng – bánh Giày dâng lên vua cha. Bánh Chưng tượng trưng cho sự hài hòa giữa thiên nhiên, và đất trời. Cùng với sự an lành và sức sống mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó chính là sự tinh hoa của nền văn hóa nông nghiệp từ xa xưa. Với mong ước mang lại cuộc sống no ấm, đầy đủ cho dân tộc.

Thịt đông mang đến sự may mắn, an lành

Thịt đông là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm của người miền Bắc mỗi dịp Tết cổ truyền. Sự hòa quyện của các nguyên liệu trong món thịt đông. Nó thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình. Không những vậy, màu sắc trong trẻo của món ăn. Nó còn mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình. Lớp thạch trong suốt cũng chính là sự an lành, may mắn cho một năm mới với những khởi đầu thuận lợi.

Thịt đông mang đến sự may mắn, thuận lợi cho cả gia đình
Thịt đông mang đến sự may mắn, thuận lợi cho cả gia đình

Món ăn này được chế biến từ chân giò lợn, tai heo hoặc thịt gà, khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và cảm giác lành lạnh ngon miệng. Tuy nhiên, do có chứa nhiều chất béo và chất đạm nên nếu ăn nhiều, bạn sẽ dễ bị khó tiêu, tăng cân. Vì vậy, khi ăn, tốt nhất bạn nên ăn kèm với dưa hành hoặc rau xanh để giúp cơ thể tiêu hóa một cách dễ dàng.

Giò chả – Món ăn tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng

Cùng với bánh chưng, giò chả là món không thể thiếu ngày Tết. Nhưng thời xưa, món ăn quý tộc này chỉ được dâng cho vua chúa. Theo quan niệm dân gian, giò chả là món ăn tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, cho phúc lộc đến nhà. Hiện nay, giò được xem là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ truyền thống của gia đình người Việt. Nếu thiếu đi những miếng giò chả thơm ngon thì sẽ mất đi hương vị ngày Tết.

Món giò thủ được làm từ tai lợn, da, thịt và mộc nhĩ. Nó đem lại hương vị thơm ngon, giòn dai, đậm đà không thể thiếu cho bữa cơm ngày Tết. Miếng giò tròn, dày tượng trưng cho phúc lộc vẹn tròn, cho một năm mới đủ đầy.

Thịt gà luộc là món đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết

Thịt gà là một trong những món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Tết của người miền Bắc. Theo truyền thống, gà luộc thường để nguyên con. Sau khi cúng, thịt gà sẽ được chặt nhỏ, dùng chung với muối tiêu, lá chanh. Nhiều người tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang và mong muốn có được một năm mới đủ đầy.

Thịt gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết
Thịt gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua cũng là một món ăn dịp Tết cổ truyền đặc trưng của người miền Nam với vị ngọt đậm đà của thịt hầm cùng nước súp điểm xuyết vị đắng đặc trưng của khổ qua. Ngoài ra, ăn khổ qua nhồi thịt vào ngày đầu năm mới cũng là một cách chơi chữ của người Nam bộ với ước mong mọi khó khăn, khổ ải của năm cũ sẽ qua đi để đón chào một năm mới tốt đẹp hơn.

Mâm cơm ngày Tết chính là một trong những nét đặc sắc của nền văn hóa Việt mang đậm tinh hoa cổ truyền dân tộc. Với đầy đủ các món ăn ngon, độc đáo, truyền thống. Đặc biệt, mâm cơm Việt chính là biểu tượng cho sự đoàn viên, sum vầy của toàn thể gia đình sau một năm qua. Ước mong một Năm mới sung túc, đủ đầy cũng như thể hiện tấm lòng thành kính. Đồng thời là sự tri ân của con cháu đối với ông bà, tổ tiên của mình.

Xem thêm những bài viết mới nhất về văn hóa ẩm thực Việt Nam tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *