Samgyetang – Món gà hầm vào mùa hè của Hàn Quốc

Samgyetang – Gà hầm sâm Hàn Quốc là một món ăn khá độc đáo. Như cái tên của nó thì chúng ta biết được sẽ cần phải hầm món ăn lên. Điều này khiến nhiều người liên tưởng tới việc thưởng thức món ăn trong những ngày thời tiết lạnh giá. Thế nhưng ẩm thực Hàn Quốc thì lại luôn biết cách gây bất ngờ. Gà hầm sâm lại là món ăn được sử dụng vào mùa hạ, thậm chí là thời tiết càng nóng càng tốt. Tất nhiên là nó cũng được dùng vào mùa đông và những thời điểm khác trong năm nữa, thế nhưng tại sao lại nên dùng nó vào mùa hạ?

Gà hầm sâm – Món ăn của mùa hạ

Theo quan niệm truyền thống của người Hàn Quốc, mùa hè có dịp sambok (삼복, cách gọi khác là “tam phục”), là những ngày nóng nhất trong mùa. Trong đó, được chia ra ba giai đoạn: Ngày đầu tiên là chobok (초복, hay còn gọi là “sơ phục”) rồi tới jungbok (중복, còn gọi là “trung phục”) là ngày giữa và cuối cùng, malbok (말복, gọi là “mạt phục”) là ngày kết thúc. Tính theo lịch dương năm nay, chobok sẽ rơi vào ngày 11 tháng 7, jungbok là ngày 21 tháng 7 và malbok sẽ là ngày 10 tháng 8.

Samgyetang thường được dùng nhiều vào mùa hè
Samgyetang thường được dùng nhiều vào mùa hè

Đối với người Hàn Quốc, Samgyetang là một món ăn quan trọng và bổ dưỡng giúp chống lại cái nóng của mùa hè. Vào dịp sambok, người Hàn nhất định sẽ ăn Samgyetang. Mong rằng các bạn sẽ thưởng thức Samgyetang trước khi mùa hè trôi qua. Và tất nhiên, Samgyetang cũng không là món chỉ dành riêng cho dịp nào cả mà chúng ta đều có thể chế biến thưởng thức bất cứ khi nào muốn. Đây là một món ăn giúp bổ sung năng lượng cho mùa đông ấm áp và thêm bổ dưỡng, sảng khoái để cơ thể sẵn sàng đón những ngày nóng nhất trong mùa hè.

Hướng dẫn làm Samgyetang

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 con gà : trọng lượng 500gram – 800gram
  • Chân gà: 500 gram
  • Sâm tươi: 10 gram
  • Gói gia vị gà hầm sâm: 1 gói
  • Gạo nếp: 100 gram
  • Táo đỏ khô: 3 quả
  • Tỏi: 1 củ
  • Bột nếp: 100 gram
  • Muối: 1 thìa
  • Tiêu xay: 1 thìa

Sâm tươi là nguyên liệu lý tưởng để nấu Samyetang. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể mua gói gia vị cho món Samyetang. Cụ thể là nếu không có sẵn sâm tươi thì bạn có thể mua gói gia vị cho món Samyetang được bày bán ở các siêu thị tạp hóa lớn, vinmart… Bên trong gói gia vị này đã bao gồm sâm khô và các loại thảo dược, chỉ việc cho vào nấu cùng với gà thôi, rất tiện lợi phải không nào? Tất nhiên là nếu có thể chuẩn bị sâm tươi thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên chẳng có thì cũng đã có nguyên liệu thay thế rồi đúng không nào.

Cách làm Samgyetang cực kỳ đơn giản
Samgyetang có cách làm cực kỳ đơn giản

Cách thức thực hiện

  • Gạo nếp vò sạch, ngâm 2 tiếng. Đối với món này nên chọn con gà có trọng lượng từ 500gram đến 800gram là ngon nhất.
  • Gà rửa sạch cắt bỏ chân, cổ, phao câu, tỏi bóc vỏ để nguyên nhánh. Cho lần lượt gạo nếp đã ngâm, sâm tươi, táo đỏ, tỏi vào trong bụng gà
  • Sau đó khía một đường ở bên mép đùi gần phao câu để gập chân gà lại. Khi hầm sẽ giữ được các nguyên liệu bên trong bụng gà.
  • Phần chân gà rửa thật sạch. Chuẩn bị một chiếc túi vải cho chân gà và gói gia vị gà hầm sâm vào. Sau đó buộc chặt lại, chân gà sẽ giúp cho phần nước dùng đậm đà hơn.
  • Cho gà cùng túi chân gà và gia vị gà hầm sâm vào nồi. Thêm 2.5 lít nước và hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 tiếng. Có thể lâu hơn tùy theo kích cỡ của gà.
  • Sau khi hầm vớt gói gia vị và gà ra. cho 100gram bột nếp vào bát nước lạnh khuấy đều. Sau đó cho vào nồi nước dùng khuấy đến khi sôi lăn tăn. Nước dùng sánh lại thì tắt bếp.
  • Nêm muối, tiêu cho vừa miệng. Múc nước dùng vào cùng với gà. Trang trí thêm táo đỏ bên trên cho đẹp mắt.

Tranh cãi về nguồn gốc món ăn

Ngày 30/3, trên Baidu – công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, tương tự Google – mô tả món gà hầm sâm có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó mới du nhập vào Hàn Quốc và trở thành một trong những món ăn được các thành viên hoàng tộc yêu thích. Động thái trên khiến nhiều người Hàn Quốc bức xúc. Họ cho rằng xứ củ sâm mới là quê hương của món gà này, Korea Times đưa tin. Theo Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc, người dân nước này đã nấu gà hầm sâm ít nhất là từ thời Joseon.

Món này được giới giàu có Hàn Quốc ưa chuộng và trở nên phổ biến với tầng lớp bình dân sau những năm 60. Giáo sư Seo Kyung-duk của Đại học Nữ sinh Sungshin cho biết ông đã gửi email khiếu nại tới Baidu, yêu cầu sửa đổi thông tin về món ăn này. Theo giáo sư Seo, Trung Quốc thậm chí không sử dụng mã HS (Harmonized System – mã phân loại hàng theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu) hay tên quốc tế cho món gà hầm sâm, trong khi Hàn Quốc sử dụng dãy 1602.32.1010. Đây không phải là lần đầu tiên dân mạng hai nước tranh cãi về bản quyền các món ăn nổi tiếng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *