Sử dụng nước chấm tạo nên hương vị rất riêng cho ẩm thực Việt

Hương vị của món ăn Việt nổi tiếng đậm đà, tròn vị, là sự kết hợp hoàn hảo trong cách chế biến và nêm nếm. Như chúng ta thường thấy trên hầu hết các bàn ăn hoặc bàn tiệc đều có sự hiện diện của chén nước chấm. Dù là món canh, món luộc, món chiên hay xào thì mọi người đều có thói quen kết hợp với nước chấm khi thưởng thức. Điều này đã tạo nên một nét văn hóa rất riêng của ẩm thực Việt. Từ đó nước chấm đã trở thành một phần không thể thiếu và việc sử dụng nước chấm đã trở thành thói quen văn hóa giúp làm gia tăng hương vị của ẩm thực quê nhà.

Sự đa dạng trong cách pha nước chấm của từng vùng miền

Việt Nam có diện tích nhỏ bé nhưng có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú. Văn hóa ẩm thực Việt Nam mang tính vùng miền rất cao. Khẩu vị của người dân ba miền Bắc, Trung, Nam đều có đặc trưng riêng. Tất nhiên nước chấm cũng mang những nét rất riêng. Không ít du khách nước ngoài đến với đất nước Việt Nam khi thưởng thức các món ăn cảm thấy thích thú khi mỗi món ăn lại có một loại nước chấm khác nhau. Nước chấm của mỗi vùng miền lại khác nhau.

Sự đa dạng trong cách pha nước chấm của từng vùng miền
Sự đa dạng trong cách pha nước chấm của từng vùng miền

Người miền Bắc thường pha nước chấm loãng với nước, dấm, chanh, thêm tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu…Nước chấm của người miền Nam thường mang nhiều vị ngọt hơn có thể dùng đường, chanh, nước dừa. Giữ lại sự đậm đà, nguyên chất nhất chính là cách pha nước chấm của người miền Trung. Họ thường không thêm nước mà chỉ có bỏ thêm gia vị như đường, chanh,… để làm giảm độ mặn.

Giá trị của nước chấm trong bữa ăn của người Việt

Trong bữa ăn của người Việt thì nước chấm là gia vị không thể thiếu được. Nước chấm là gia vị nhưng những món chính muốn ngon lại không thể bỏ qua “vai phụ” này. Nước chấm trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam không đơn thuần là một món gia vị mà còn là điểm gắn kết không khí gia đình.

Rau xanh hay món luộc chấm chút nước chấm tăng thêm phần mặn mà. Thậm chí, với nhiều người, chỉ cần cơm ngon và nước chấm ngon cũng đủ làm nên một bữa cơm ngon. Từ những bữa cơm hàng ngày, nước chấm đã trở nên phổ biến và đã đi vào dòng chảy ẩm thực đầy tự nhiên. Đến đâu du khách cũng dễ dàng bắt gặp mâm cơm gia đình mà ở chính giữa mâm cơm. Bởi lẽ, mỗi người một sở thích song hầu như ai cũng sử dụng nước chấm. Đây chính là thể hiện tình cảm gia đình gắn kết. Chén nước chấm cũng trở thành một điều để hoài niệm của những người con xa quê.

Một số loại nước chấm thường dùng

Nước mắm được sử dụng phổ biến nhất

Phổ biến nhất trong các loại nguyên liệu nước chấm chắc chắn phải kể đến chính là nước mắm. Trải dọc chiều dài đất nước, đi đến đâu, người ta cũng bắt gặp nước mắm trong món ăn gia đình Việt hay trong các nhà hàng Việt. Không ai biết chính xác nước mắm xuất hiện từ bao giờ song sự phát triển của các loại nước mắm đến bây giờ thì rõ ràng là rất mạnh mẽ. Nước mắm được tạo ra từ những nguyên liệu khác nhau thì có mùi vị khác nhau. Nhiều loại mắm khác nhau như mắm tôm, mắm tép, mắm cá, mắm thịt.

Nước mắm được sử dụng phổ biến nhất 
Nước mắm được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực Việt

Dù cuộc sống hiện đại mang đến rất nhiều lựa chọn đồ chấm khác nhau nhưng nước mắm dường như vẫn là thứ nước chấm hấp dẫn nhất. Bởi cả hương vị và sự quen thuộc, gợi lên một cảm giác quây quần gia đình. Nước mắm sử dụng trong bữa ăn hằng ngày thường là món mắm pha. Với người miền Bắc thì sử dụng chanh, đường, tỏi, ớt, lá chanh. Theo đúng tỷ lệ thì sẽ là sự gia vị tuyệt vời cho món thịt luộc, rau luộc.

Bên cạnh đó cũng với những nguyên liệu này nhưng gia giảm khác nhau và không bỏ lá chanh thì cũng có bát nước chấm đúng chất miền Nam để ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt… Với người miền Trung thì họ thường sử dụng thêm đường và ớt. Vì chúng tạo ra nước chấm tuyệt vời mang đến hương vị khó quên. Hương vị khiến cho du khách khi thưởng thức cùng những món bánh nổi tiếng nơi này.

Nước tương được ưa chuộng với vị thanh ngọt tự nhiên

Tuy không phổ biến như nước mắm song tương cũng được sử dụng trong nhiều món ăn đặc biệt là món ăn miền Bắc. Tương được làm từ nguyên liệu chính là đậu nành lên men cùng với gạo có thể sử dụng gạo nếp hoặc gạo tẻ. Trong ẩm thực của miền quê đồng bằng Bắc Bộ thì những bữa cơm với rau muống hoặc rau lang luộc chấm tương quả đúng là không gì sánh bằng. Đặc biệt, những miếng bánh đúc chấm tương là một trong những hình ảnh đẹp của làng quê Bắc Bộ.

Nước tương sử dụng trong nhiều món ăn đặc biệt
Nước tương sử dụng trong nhiều món ăn đặc biệt

Nhiều người có thói quen sử dụng nước tương làm nước chấm thay cho nước mắm. Bởi vị ngọt tự nhiên, không quá mặn và mùi vị hấp dẫn, đặc biệt là với trẻ em. Nước tương có thể chan trực tiếp vào ăn với cơm, bún trắng hoặc pha chế nước chấm cho các món rau củ luộc, bún xào, mì xào, gỏi cuốn, thịt quay, thịt nướng… Nếu người ăn mặn sử dụng nhiều nước mắm thì nước tương lại là thứ gia vị không thể thiếu đối với người ăn chay. Nước tương được làm từ hạt đậu nành, bột ngũ cốc, muối và nước. Vì vậy rất phù hợp với tín đồ nhà Phật hoặc những người có sở thích ăn chay.

Kết luận

Nước chấm trong văn hóa ẩm thực Việt Nam chính là linh hồn của món ăn. Thậm chí có nhiều người nước ngoài coi đây là món “quốc hồn quốc túy” của ẩm thực Việt. Người ta nói nước chấm trong món ăn Việt chính là thể hiện đầy đủ nhất hương vị cuộc đời bao gồm chua cay mặn đắng ngọt. Hãy đón nhận những điều thú vị trong ẩm thực Việt Nam trong các bài viết sau nhé!

Cập nhật tại Văn hóa Việt Nam để tìm hiểu thêm nhều thông tin khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *