Ẩm thực Tứ Xuyên là một trong số 8 trường phái ẩm thực nổi bật từ Trung Hoa. Tất nhiên là mỗi trường phái cũng đều phù hợp với các vùng miền, điều kiện khí hậu khác nhau. Thế nhưng Tứ Xuyên luôn là cái tên được nhắc tới nhiều nhất. Đặc điểm của nó là luôn có vị cay nồng trong các món ăn của mình. Trải qua thời gian dài hình thành và thay đổi việc chế biến của ẩm thực Tứ Xuyên cũng đã có nhiều cải tiến khác nhau. Thế nhưng nó vẫn luôn giữ lại được những đặc điểm mà khiến mỗi khi nhắc tới ẩm thực Trung Quốc, Tứ Xuyên sẽ là cái tên hàng đầu trong 8 trường phái đó. Hãy cùng với wcolditz.com tìm hiểu tại sao lại như vậy.
Văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Do cộng đồng người gốc Hoa và sức mạnh lịch sử của đất nước, ẩm thực Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều món ăn khác ở châu Á, với những sửa đổi được thực hiện để phục vụ khẩu vị địa phương. Thực phẩm chủ yếu của Trung Quốc như gạo, nước tương, mì, trà, đậu phụ, và các dụng cụ như đũa và chảo, hiện có thể thấy trên toàn thế giới. Những yếu tố quyết định như gia vị và kỹ thuật nấu nướng của các tỉnh của Trung Quốc phụ thuộc vào sự khác biệt trong nền lịch sử và các nhóm dân tộc.
Các đặc điểm địa lý bao gồm núi, sông, rừng và sa mạc cũng có tác động mạnh mẽ đến các thành phần sẵn có của địa phương, xem xét rằng khí hậu của Trung Quốc thay đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến cận nhiệt đới ở phía đông bắc. Sự sáng tạo đa dạng trong nhà bếp cung đình, hoàng tộc và quý tộc cũng đóng một vai trò trong sự thay đổi của ẩm thực Trung Quốc. Do sự mở rộng và buôn bán của đế quốc, các nguyên liệu và kỹ thuật nấu ăn từ các nền văn hóa khác được tích hợp vào các món ăn Trung Quốc theo thời gian.
Những trường phái ẩm thực riêng biệt
Mỗi một trường phái ẩm thực đều mang cho mỗi người một nét thú vị riêng mà ai ai cũng muốn thử một lần. Món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào các mỹ nhân, Giang Nam thanh tú, món ăn của Sơn Đông, An Huy lại là một trang nam nhi mộc mạc chất phác. Món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn nên được ví là vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam chẳng khác nào là một vị danh sĩ tài ba. Ngay bây giờ chúng ta cùng khám phá những ẩm thực nổi tiếng của các vùng này nhé!
Trường phái Sơn Đông
Các món ngon Sơn Đông làm nao lòng người thưởng thức với hai trường phái chính: Tế Nam và Dao Đông. Với những đặc điểm vị nồng đậm đà, nặng mùi hành tỏi, nhất là các món ăn hải sản. Khu vực này cũng nổi tiếng với các món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng nơi đây: ốc kho, cá chép chua ngọt.
Trường phái Giang Tô
Trường phái Giang Tô gồm các món ăn của địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Đặc điểm nổi bật của các món ăn địa phương này là các món hầm, ninh, tần. Những đặc điểm ở địa phương này họ chú trọng đến các món canh, đảm bảo nguyên chất và vị nguyên bản. Món thịt và món hấp được biết đến như là linh hồn của nơi đây.
Trường phái Chiết Giang
Trường phái món ăn Chiết Giang bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng.Nhưng trong số đó Hàng Châu có có tiếng tăm lớn nhất. Những món ăn với các đặc điểm tươi mềm, thanh đạm và không có vị ngấy. Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
Trường phái Tứ Xuyên
Trường phái này được chia làm hai: Thành Đô và Trùng Khánh. Đặc điểm của trường phái này chính là hương vị nồng đậm và sự đa dạng mùi vị. Đặc sản nổi tiếng của nơi đây chính là vây cá kho khô và cua xào thơm cay.
Trường phái Quảng Đông
Trường phái của Quảng Đông gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang và nổi bật nhất chính là Quảng Châu. Đặc điểm về các món ăn của nơi đây rất sành ăn về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị rất đơn giản, vị thơm, giòn và tươi ngon.Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.
Trường phái Phúc Kiến
Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn là nơi các món ăn của trường phái Phúc Kiến. Nổi tiếng nhất vẫn là Phúc Châu. Đặc điểm các món ăn chủ yếu là hải sản, vị thường là ngọt chua mặn thơm với những màu sắc đẹp và tươi. Trường phái này nổi bật với các món ăn: Kim phúc thọ, các kho khô,…
Trường phái Hồ Nam
Các món ăn Hồ Nam chú trọng đến hương vị thơm cay, tê cay, chua, cay và vị tươi. Nhưng vị chua được chú trọng nhiều nhất. Trường phái này nổi tiếng với món kho vây cá.
Trường phái An Huy
Trường phái An Huy gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như các khu vực dọc sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. Nhưng các món ăn ở khu vực phía nam An Huy vẫn là chính. Các món ăn An Huy nổi tiếng với các món ninh, hầm. Họ chú trọng đến việc dùng lửa trong nấu ăn. Nơi đây đổi tiếng với món không thể bỏ lỡ chính là vịt hồ lô.
Chi tiết về ẩm thực Tứ Xuyên
Sự hình thành của ẩm thực Tứ Xuyên
Trong các trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì các món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Thời Trung Quốc bắt đầu thống nhất vào thế kỷ III trước Công nguyên cho tới thời Tam Quốc, thế kỷ III sau Công nguyên. Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên đã ra đời và để lại dấu ấn. Những món ăn của trương phái Tứ Xuyên phổ biến rộng rãi trong cả 8 trường phái. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, hương vị món ăn mới lại và độc đáo. Tứ Xuyên đã để lại những dấu ấn riêng cả trong và ngoài nước.
Bàn tay khéo léo đã biến tấu linh hoạt các vị nguyên bản: tê, cay, mặn, chua, đắng, thơm. Tạo thành hàng chục vị mới lạ phức hợp và vô cùng độc đáo: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng…Bên cạnh đó các món ăn còn khá bắt mắt với màu sắc, mùi hương, vị, bài trí. Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn trong và ngoài nước. Mỗi món một khác, trăm món trăm vị.
Đặc sản và công thức chế biến
Đặc sản Tứ Xuyên nổi tiếng với phương pháp nấu ăn dựa trên sự khéo léo trên điều kiện tự nhiên. Kết hợp với khí hậu và khẩu vị của từng thực khách. Tại đây có hơn 30 phương pháp nấu ăn được chế biến linh hoạt. Gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối,…
Cách công thức chế chiến món ăn tại Tứ Xuyên ngày càng một đa dạng. Phát triển dọc theo quá trình phát triển của đất nước. Từ những món ăn với công thức sẵn có được chế biến linh hoạt. Hấp thu sở trường của các khẩu vị món ăn nam bắc. Có cả những ưu điểm của các bữa tiệc lớn của quan chức và các nhà buôn. Từ những lý do đó mà hình thành nên những món ăn miền bắc được chế biến theo hương vị Tứ Xuyên. Vậy nên mới có cái tên gọi “Thực tại Trung Quốc, vị tai Tứ Xuyên”.
Sự thay đổi của ẩm thực Tứ Xuyên trong năm
Các món ăn tại Tứ Xuyên rất coi trọng đến sự đa dạng mùi vị. Phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Các món ăn Tứ Xuyên luôn luôn có ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt linh hoạt trong chế biến. Khi thì dùng ớt làm nguyên liệu chính. Khi thì chỉ dùng làm trang trí mà thôi. Nhưng phần lớn ớt được sử dụng để bài trí và làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị món ăn. Vừa phù hợp với khẩu vị của người ăn. Mà lại hài hòa với thời tiết khí hậu mỗi mùa.
Mùa đông và mùa xuân tiết trời lạnh. Lúc này vị ớt được sử dụng nhiều hơn tạo độ cay nồng, ấm lòng. Vào mùa hạ và mùa thu tiết trời nóng bức. Lượng ớt được sử dụng giảm đi 3 phần trong món. Một đặc điểm độc đáo lớn nhất trong vị ngon của các món ăn Tứ Xuyên chính là sự biến tấu. Giúp điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có độ nồng nhạt, trong vị nhạt có vị nồng. Nồng nhưng mà không ngấy, nhạt nhưng lại không bạc. Do vậy mà cứ ai được thưởng thức một lần những món ăn nơi đây thì cứ tấm tắc khen mãi không thôi.