Tìm ra công thức nấu bún Thang chuẩn món ngon Hà Nội

Bún Thang là một nét ẩm thực mà khi đến Hà Nội bạn không thể bỏ qua bởi nó không chỉ là món ăn mà nó còn là tinh hoa ẩm thực được người Hà Thành đúc kết từ bao đời nay. Đối với những thực khách sành ăn thì thật là thiếu sót nếu bỏ qua món ăn này. Món ăn bao gồm rất nhiều nguyên liệu và đầy đủ hương vị, nhưng vẫn mang lại cảm giác thanh tao và tinh tế của ẩm thực Hà Nội. Món ăn mang đậm hương vị Hà Nội này tưởng chừng như rất khó nhưng nếu bạn nắm rõ cách làm thì không có lý do gì mà bạn không làm được món này ngay tại nhà.

Bún Thang – Món ăn nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội

Bún Thang là món ăn nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội
Bún Thang là món ăn nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội

Với cách nấu bún thang này bạn sẽ có được những tô bún thơm ngon và đúng vị khiến ai cũng mê mệt. Bún thang là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội, được nhiều người yêu thích. Bởi vị của nước dùng rất ngọt, đậm đà, trong veo và thơm nồng mùi tôm khô; khiến món ăn có mùi vị rất đặc trưng và ngon khó cưỡng. Nhiều người nghĩ rằng sẽ rất khó để có thể nấu được món ăn này. Tuy nhiên với công thức dưới đây, chúng ta sẽ dễ dàng được thưởng thức món bún thang ngay tại nhà.

Bún thang là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội, được nhiều người yêu thích bởi vị của nước dùng rất ngọt, đậm đà, trong veo và thơm nồng mùi tôm khô khiến món ăn có mùi vị rất đặc trưng và ngon khó cưỡng. Hơn hết, bún thang Hà Nội có sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc, hương và vị đem lại sự hấp dẫn đến khó quên.

Tại sao “bún thang” lại được gọi là “bún thang”? Có người giải thích rằng “Gọi là Bún Thang bởi bát bún được làm giống như là bốc thuốc vậy, mỗi thứ một ít, một ít rồi hợp lại thành một hương vị rất riêng, ngọt và đậm chất bổ dưỡng”.

Còn theo một số các nhà nghiên cứu ẩm thực, thì Bún Thang lại có nghĩa đơn giản. “Thang “ trong tiếng Hán có nghĩa là “canh”. Bún thang có thể hiểu là “bún được chan bởi canh”. Sự ra đời của món ăn này bắt nguồn từ món canh thượng thang của người thủ đô xưa. Như vậy, có nghĩa bún thang đã là một trong những món ăn có truyền thống lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội.

Những nguyên liệu cần cho món bún thang

Những nguyên liệu cần cho món bún thang
Những nguyên liệu cần cho món bún thang
  • 100g giò lụa
  • 500g xương hom hay xương ống heo
  • ½ con gà ta
  • 2 quả trứng vịt
  • 1,5 kg bún sợi nhỏ
  • 200g tôm sú
  • 100g tôm khô, 2-3 cái râu mực khô (hoặc sá sùng)
  • Hành lá, rau răm, hành khô và gừng nướng, nấm hương, củ cải khô
  • Mắm tôm, gia vị, nước mắm, 1 chút đường phèn, giấm, đường cát trắng

Quy trình tiến hành

Sơ chế nguyên liệu

Giò lụa thái thành sợi thật nhỏ, để riêng. Hành lá, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước và để ráo rồi đem thái nhỏ, để riêng. Gừng rửa sạch, để ráo nước. Hành tím bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng. Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, bạn thái sợi thật nhỏ và trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị. Nấm hương nhặt sạch cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch.

Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn, để riêng. Tôm sú cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, bóc bỏ vỏ, tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Cho tôm vào cối giã sơ qua rồi để riêng. Đánh trứng vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng. Gà rửa kỹ với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo. Xương heo rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo.

Chi tiết các bước thực hiện

Chi tiết các bước thực hiện
Chi tiết các bước thực hiện làm món bún Thang

Chuẩn bị nước dùng

Bước 1: Gừng đã rửa sạch đem nướng cho đến khi nào chín và có mùi thơm. Tiếp đó, cho râu mực lên bếp nướng chín, đợi đến khi râu nguội, xé thành sợi nhỏ là được.

Bước 2: Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi thì cho một chút gia vị 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng cafe muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau khi vớt ra để nguội Sau, bạn dùng tay xé sợi vừa ăn và để riêng.

Bước 3: Xương lợn cho vào nồi đun sôi với nước. Sau đó đổ hết nước đó đi, cho ra vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 – 3 tiếng) để làm nước dùng.

Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Bước 4: Trong khi ninh xương để nấu nước dùng; bạn bật một bên bếp khác lên, cho chảo chống dính lên bếp. Khi chảo nóng già thì cho tôm khô vào rang thơm rồi cho ra đĩa. Tiếp đó, dùng luôn chiếc chảo đó, cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, đến khi dầu nóng già thì cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi sao cho tôm chín, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.

Bước 5: Cho dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, cho bát trứng đã đánh vào rán sao cho thật mỏng. Đến chi chín cho trứng ra đĩa, đợi trứng nguội thì thái thành sợi nhỏ.

Bước 6: Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 50 phút đến 1 tiếng, thì cho râu mực nướng chín, tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và chút nước mắm vào, khuấy đều. Tiếp tục ninh thêm 1 hoặc 2 tiếng nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Cho hành lá và rau răm xắt nhỏ vào, rồi tắt bếp.

Bước 7: Bún đem trần qua với nước. Xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong. Nếu ai có thể ăn được mắm tôm thì bạn cho ½ thìa cafe mắm tôm lên trên.

Để có thể nấu được bún thang chuẩn Hà Nội chúng ta phải mất khá nhiều thơi gian công sức. Đây là một món ăn cầu kì, đỏi hỏi người nấu phải có sự tỉ mỉ và khéo léo. Chúc các bạn sẽ nấu thành công món bún thang với công thức trên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *