Văn hóa ẩm thực Chăm – Nơi lưu giữ hồn món ăn truyền thống Việt

Văn hóa ẩm thực luôn là một đề tài vô cùng thú vị khi nhắc đến Việt Nam. Không chỉ có một nền ẩm thực lâu đời, phong phú mà còn gắn liền với cuộc sống của con người nơi đây. Hôm nay, wcolditz sẽ giới thiệu với bạn đọc văn hóa ẩm thực của người Chăm, ẩm thực Chăm khá phong phú, mang nhiều sắc thái riêng biệt. Nền văn hóa ẩm thực cũng góp phần tạo nên một phong cách ăn uống rất khác so với những dân tộc khác với rất nhiều những món ăn ngon, hấp dẫn, luôn trở thành một dấu ấn khó phai đối với du khách khi ghé thăm vùng đất này.

Bị “mê hoặc” bởi bánh ngọt của ẩm thực Chăm

Bánh ngọt – Món ăn truyền thống của đồng bào Chăm

Người Chăm ở An Giang theo Hồi giáo Islam và xem kinh Cô- ran như “giáo luật”. Nên quy định của Thánh kinh này chi phối mạnh đến nhiều sinh hoạt hàng ngày, trong đó có cách ăn uống.

Bánh ngọt - Món ăn truyền thống của đồng bào Chăm
Bánh ngọt là món ăn truyền thống của đồng bào Chăm

Vì vậy, tuy họ phải kiêng cử nhiều loại thực phẩm, như thịt heo (lợn)…. Nhưng những mùa phù sa nồng nàn vùng đầu nguồn. Nó đã bù đắp lại cho người Chăm nơi đây nhiều cực phẩm ẩm thực. Những thiếu nữ Chăm với đôi mắt to đen, long lanh, hoang vắng. Từ bao đời nay họ không chỉ nổi tiếng khéo tay dệt ra những tấm lụa lừng danh. Mà còn biết bao món ngon, vật lạ vừa đẹp mắt, vừa đậm đà hương vị khó quên, được sản sinh ra từ đôi bàn tay ngọc ngà ấy!

Nhắc đến dân tộc Chăm, mọi người sẽ nghĩ ngay đến 2 món ăn truyền thống là cà ri và cơm nị. Vì nó được sử dụng trong những dịp lễ, Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không nói về các món bánh ngọt được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người bà, người mẹ, người chị, những thiếu nữ Chăm đảm đang. Bánh ngọt ở làng Chăm có đủ màu sắc, hình dạng, hương vị. Nói chung là nó như “một thế giới”. Và món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn như Cô-âm, Hat-pay-crah, Hat-pay-chal.

Món bánh mang đậm văn hóa ẩm thực Chăm

Từ hỗn hợp bột gạo, bột nếp, đường, trứng gà, gừng. Những người phụ nữ Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Với bàn tay khéo léo đã tạo nên chiếc bánh gừng. Nó còn gọi là bánh Nòn Da mang hương vị hấp dẫn. Những món bánh này được phối trộn công phu từ nhiều nguyên liệu. Nó không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn chứa đựng cả tấm lòng của người làm. Đây là một trong những lễ vật không thể thiếu. Họ dùng dâng lên thần linh vào những ngày lễ, tết của đồng bào Chăm nơi đây.

Mỗi chiếc bánh được tạo theo một hình dáng riêng. Thường nó được mô phỏng theo hình dáng củ gừng và trải qua khá nhiều công đoạn chế biến. Không chỉ có màu vàng óng đẹp mắt, bánh Nòn Da mang đến hương vị ngọt ngào, giòn tan pha lẫn vị béo bùi. Theo nghệ nhân Lương Thị Hòa, hầu như người Chăm nào ở vùng Phan Rang, Ninh Thuận cũng biết làm bánh này.

Người Chăm có nhiều loại bánh truyền thống. Tùy theo hình dáng từng loại bánh mà tên gọi cũng đi kèm. Theo đó, mỗi loại bánh đều có cách pha trộn nguyên liệu. Mùi vị riêng nhưng nhờ được làm hoàn toàn bằng thủ công. Với những vật dụng truyền thống nên giữ được trọn vẹn hương vị của ngày xưa.

Thường các loại bánh nghệ, bánh ngôi sao và bánh ổ chim được dùng trong những ngày cưới. Do nhà gái làm mang đến nhà trai. Với ý chúc cho đôi vợ chồng trẻ luôn ngọt ngào tình cảm, gắn kết bền lâu, con cháu đầy đàn, hạnh phúc…

Đặc sản tung lò mò – Món ăn lạ mà quen của người An Giang

Lý giải tên gọi món ăn “Tung lò mò”?

Theo Luật Hồi giáo Islam, vào dịp lễ Raya Haji của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm. Người có điều kiện thường hay làm phước. Họ mổ thịt bò (người Chăm không ăn thịt heo, chó, mèo, rắn…) chia cho bà con trong xóm. Trước đây, do họ được chia nhiều thịt, ăn không hết. Và không có cách bảo quản nên bà con nghĩ ra việc. Họ đem bằm thịt bò, ướp trộn gia vị rồi dồn trở lại ruột bò, treo ở gác bếp.

Lý giải tên gọi món ăn “Tung lò mò”?
Món ăn “Tung lò mò” là nét đặc sắc riêng của người Chăm

Đến khi khách đến chơi nhà, vừa uống nước trà trò chuyện. Rồi họ đem phần thịt được dồn vào ruột bò trước đó nướng trên than hồng. Nướng tới đâu ăn tới đó, kèm với chút rau sống, chấm với tương phở mà ngon đến nao lòng. Từ đó, món tung lò mò ra đời.

Tên gọi “tung lò mò” bắt nguồn từ cái tên “tung laomaow”. Nó xuất phát từ cách gọi một món ăn của người Chăm. Được người Việt sau khi tiếp xúc và có sự giao thoa đọc chệch đi thành “tung lò mò”. Trong đó, theo tiếng Chăm thì “tung” có nghĩa là ruột, còn “laomaow” có nghĩa là con bò, dịch ra tiếng Việt sẽ là lạp xưởng bò.

Hương vị khác biệt của tung lò mò

Để chế biến làm món “tung lò ngon” thơm ngon, chuẩn vị. Thì yếu tố đầu tiên là phải chọn được nguyên liệu tươi sống, chất lượng cao. Đầu tiên là khâu chọn thịt bò, thịt bò phải là giống bò Ấn Độ. Nó được chăn thả tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp và đặc biệt phải còn tươi sống.

Bí quyết để làm nên món đặc sản An Giang này được đúng điệu đó là tỷ lệ giữa mỡ bò và thịt bò. Thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai phần thịt một phần mỡ và mỡ bò được dùng làm lạp xưởng phải là loại mỡ sa, mỡ chài vừa mỏng, vừa không có mùi nặng như mỡ thăn sau đó xắt thật nhuyễn. Bên cạnh đó, để món ăn có hương vị thơm ngon hơn thì người Chăm đã loại bỏ hết những phần gân, bầy nhầy.

Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người chăm sinh sống tại Châu Đốc – An Giang. Đối với người chăm thì đây là món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, đối với thực khách thì đây lại là món ăn vô cùng bổ dưỡng và lạ miệng.

Khám phá văn hóa ẩm thực thú vị với món tung lò mò

Tung lò mò có hai loại là loại chua và không chua, nhưng phổ biến là loại không có vị chua. Món ăn này có thể ăn kèm với nhiều món khác bằng cách nướng, chiên hoặc hấp, nhưng ăn theo cách nướng trên than hồng được xem là ngon nhất. Khi tung lò mò được nướng chín sẽ chảy mỡ và rất thơm, chấm với tương ớt, tạo nên vị ngọt bùi của thịt mỡ cùng vị thơm cay của gia vị đặc trưng.

Khám phá văn hóa ẩm thực thú vị với món “tung lò mò”
Tung lò mò là một món ăn được nhiều du khách yêu thích

Đây cũng chính là lý do mà tung lò mò không chỉ là món ăn đơn thuần của người Chăm mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa được tất cả cộng đồng cư dân khác yêu thích đặt mua về ăn. Nhờ đó, mà nhiều hộ đã có thêm thu nhập từ việc chế biến ra món ăn độc đáo này.

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm được hình thành tự nhiên trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng, hội tụ những nét tinh tế riêng biệt, tạo nên bản sắc văn hóa rất đặc trưng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

29 − = 28