Ý nghĩa đặc biệt của bánh phu thê trong văn hóa cưới hỏi của người Việt

Lễ cưới hỏi của người Việt Nam ta từ trước đến nay vẫn luôn được đặc biệt chú trọng. Đây là ngày lễ trọng đại đánh dấu cột mốc mới của con người vì vậy cả nghi lễ tổ chức lẫn quà bánh cưới hỏi được cả hai bên gia đình chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ. Một trong số những loại bánh đặc trưng nhất trong mâm cưới của người Việt phải kể ngay đến bánh phu thê. Loại bánh này mang ý nghĩa vô đặc biệt, tượng trưng cho tình cảm vợ chồng sâu đậm, gắn kết nhân duyên đôi lứa. Đây cũng là lý do mà hầu hết vùng miền nước ta vẫn ưa chuộng sử dụng loại bánh này trong văn hóa cưới hỏi.

Bánh phu thê được ưa chuộng trên khắp đất Việt

Nhắc tới bánh phu thê, chắc đã không còn xa lạ đối với mỗi người Việt Nam. Chiếc bánh vẫn thường xuất hiện trong văn hóa cưới hỏi. Bánh phu thê là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam. Đặc biệt là còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc. Từ một đặc sản của làng Đình Bảng – Bắc Ninh, bánh phu thê đã nhanh chóng nổi tiếng. Sau trở thành một loại bánh được ưa chuộng trên khắp đất Việt.

Bánh phu thê được ưa chuộng trên khắp đất Việt
Bánh phu thê được ưa chuộng trên khắp đất Việt

Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa. Vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm. Đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành. Gồm ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

Thời Lý người dân làng Đình Bảng thường dùng sản vật mình đã cấy trồng ra làm bánh Su Sê. Một lần hội làng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô. Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh Su Sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh này và khen ngon. Thấu suốt sự hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn của loại bánh ngon. Nhà vua đã truyền rằng bánh nên là một lễ vật trong ngày vui kết thành phu thê. Từ đó, bánh được gọi là bánh Phu Thê và xuất hiện thường xuyên trong văn hóa cưới hỏi của người Việt.

Nguồn gốc ra đời và phát triển của bánh phu thê

Tục truyền, tên gọi bánh phu thê xuất hiện từ sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận. Lúc này gười vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng… Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Cũng vì tên gọi ấy mà bánh phu thê (hay cũng còn gọi là xu xê) luôn được buộc thành cặp. Biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ.

Có người lại truyền nhau tên gọi bánh “phu thê” gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau. Nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:

“Từ ngày chàng bước xuống ghe

Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”.

Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng. Và nó thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.

Làm bánh phu thê cần phải được chú trọng và tỉ mỉ khi thực hiện

Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị. Nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít. Khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm. Làm bánh phu thê không khó nhưng nhiều công đoạn và thời gian. Thành phần chính của bánh là nhân bánh và bột lọc. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh sau khi mua về ngâm trong nước cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Sau khi nấu chín, để nguội và tán nhuyễn. Cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc quánh lại không dính tay là được. Để tăng hương vị thơm ngon, có thể thêm vào một chút nước hoa bưởi.

Làm bánh phu thê cần phải được chú trọng và tỉ mỉ khi thực hiện
Làm bánh phu thê cần phải được chú trọng và tỉ mỉ khi thực hiện

Bánh phu thê hấp dẫn người ăn không chỉ vì sự ngon miệng và còn đẹp mắt nhờ vào những chiếc khuôn bánh vuông vức làm từ lá dừa tươi. Đầu tiên, ta đổ một lớp mỏng bột đã nấu với dừa vào khuôn. Kế đến cho nhân đậu xanh vào rồi đổ tiếp một lớp bột nữa và đem hấp chín.

Khi hấp bánh phải canh sao cho bột không chín quá. Vì nó sẽ làm mất đi độ dai của bột nhưng cũng không được để bột bị sống. Nấu cho đến khi thấy bột trong vắt, nổi lên màu vàng óng của phần nhân ở giữa là được. Bánh sau khi hấp chín, lấy ra để nguội, rồi lấy nắp khuôn đậy lên trên.

Ý nghĩa ẩn bên trong của bánh phu thê

Người ta cho rằng cách làm chiếc bánh phu thê cầu kì như vậy là để chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn bên trong. Cái cách dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu. Sau đó đắp phần bột còn lại lên nhân dường như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê.

Bánh phu thê được sử dụng nhiều trong các lễ cưới hỏi
Bánh phu thê được sử dụng nhiều trong các lễ cưới hỏi

Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế qua năm màu của bánh. Màu trắng của bột lọc và cơm dừa. Màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh. Màu đen của hạt vừng. Màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng. Có lẽ bởi ý nghĩa âm dương giao hòa và mùi vị thơm ngon, ngọt ngào của chiếc bánh mà công đoạn làm ra nó cũng không hề đơn giản tẹo nào.

Xem thêm nhiều thông tin khác liên quan tại Văn hóa Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

84 − = 83